Tìm kiếm (căn hộ Goldsilk 2 phòng ngủ; 3 phòng ngủ)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Những chú ý khi làm hợp đồng cho thuê nhà

 

1. Quy định mục đích sử dụng


Đa số các hợp đồng cho thuê nhà hiện nay đều có điều khoản quy định về mục đích sử dụng nhà của bên thuê. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú trọng, chỉ thỏa thuận chung chung khiến bên cho thuê không đạt được mục đích quản lý tài sản của mình.

Ví dụ, hợp đồng ghi mục đích thuê "để kinh doanh", vậy quá chung chung. Bởi nhiều ngành nghề kinh doanh mà bạn không muốn nó diễn ra trong căn nhà của mình. Bạn cần cụ thể, càng chi tiết càng tốt để người thuê hiểu không phải họ đã trả tiền thì muốn sử dụng vào "mục đích kinh doanh" căn nhà thế nào cũng được.

2. Giới hạn số lượng ở


Trong hợp đồng cần quy định giới hạn số lượng người có thể ở trong căn nhà cho thuê. Nếu không sẽ dẫn đến tăng lượng người sử dụng nhà làm tăng hao mòn tự nhiên tài sản.

3. Yêu cầu đặt cọc


Trên thực tế, bên cho thuê thường thu tiền thuê nhà theo kỳ và thu tiền vào đầu kỳ, thường là 6 tháng/kỳ. Khi đó, bên cho thuê có tâm lý yên tâm cầm đằng cán nên không lo lắng về việc thực hiện hợp đồng của bên cho thuê. Tuy nhiên rắc rối sẽ phát sinh khi đến hạn thanh toán nhưng bên thuê không chịu thanh toán và cũng không chịu bàn giao lại nhà cho bên cho thuê. Bên cho thuê buộc phải nhờ đến cơ quan pháp luật.

Do đây là tranh chấp dân sự, các cơ quan pháp luật không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải mất thời gian đôi khi là khá lâu. Lúc này khoản tiền đặt cọc sẽ có tác dụng giúp bên thuê bù đắp rủi ro trong thời gian này tranh chấp với bên thuê thay vì trông chờ vào khoản bồi thường hay chi trả của bên thuê theo phán quyết của tòa án.

4. Lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà


Với những căn nhà đắt tiền, nội thất sang trọng, việc này là vô cùng quan trọng. Việc lập biên bản bàn giao nhà với nội dung chi tiết về hiện trạng nhà, vật kiến trúc kèm theo sẽ giúp bên cho thuê tạo dựng được chứng cứ để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi bên thuê làm hư hỏng nhà hoặc làm thay đổi vật kiến trúc khi bàn giao nhà.

Trong trường hợp cần thiết bên thuê có thể mời thêm cơ quan thừa pháp lại để lập vi bằng về việc bàn giao nhà.

5. Thanh toán


Hiện nay pháp luật về ngoại hối nghiêm cấm việc thỏa thuận cho thuê nhà bằng ngoại hối, kể cả việc ghi giá bằng ngoại tệ và quy đổi sang Việt Nam đồng. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu, chưa kể đến trách nhiệm chịu phạt hành chính đối với nhà nước.

6. Tham khảo ý kiến luật sư


Đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị lớn thì đòi hòi tính chặt chẽ pháp lý, hạn chế rủi ro càng cao trong khi các bên chỉ biết đến những thỏa thuận mang tính chất cơ bản. Do vậy, trong những trường hợp này bên cho thuê nên chủ động tham khảo ý kiến của luật sư về nội dung hợp đồng, thậm chí là nhờ luật sư soạn thảo hợp đồng. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro hoặc chí ít cũng giúp bên cho thuê hiểu và nhìn thấy được các rủi ro.

Những loại thuế người cho thuê nhà phải nộp


Hiện pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản không yêu cầu cá nhân, hộ gia đình cho thuê nhà phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải đăng ký hộ kinh doanh và kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Việc kê khai và nộp thuế đầy đủ không những thực hiện nghĩa vụ của công dân mà còn giúp bên cho thuê nhà tránh những rủi ro đối với pháp luật từ hành vi trốn thuế.

Có 3 loại thuế mà người cho thuê nhà có thể phải nộp. Thứ nhất: thuế môn bài – đây là loại thuế phải nộp khi bên cho thuê nhà có mức doanh thu từ trên 100 triệu đồng trở lên, từ 100 đến 300 triệu đồng mức thuế là 300.000 đồng, từ trên 300 đến 500 triệu đồng mức thuế là 500.000 đồng, 500 triệu đồng mức thuế là một triệu đồng.

Tiếp theo là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hai loại thuế này cũng chỉ phải nộp nếu người cho thuê nhà có doanh thu từ trên 100 triệu đồng một năm với thuế suất cho cả hai sắc thuế này đều là 5% doanh thu tính thuế.

Luật sư Hoàng Văn Thạch
Giám đốc Công ty Luật Quang, Hà Nội


(Nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/nhung-cach-giup-han-che-rui-ro-khi-cho-thue-nha-3544184.htmI)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Có nên chọn hướng căn hộ, hướng nhà quay ra hướng nam?

Hướng nam được xem là hướng thịnh vượng nhất khi lựa chọn để làm nhà. Từ xưa, ông cha ta cho rằng bắc là âm, nam là dương, nơi có Phong Thủy tốt là âm dương phải hài hòa. Thời nguyên thủy, tổ tiên đã xây dựng thôn xóm tọa bắc hướng nam. Khảo cổ học phát hiện đa số nhiều nhà ở cổ đều có cửa chính hướng nam. Cho đến ngày nay, căn hộ tọa bắc hướng nam cũng là tối ưu để chọn mua.


Tại sao chọn hướng Nam?
  1. Một là ánh sáng tốt vào. “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam, ánh sáng trong nhà rất tốt. Căn hộ tọa bắc hướng nam lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè.
  1. Hai là sự thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam sẽ khiến không khí căn hộ được lưu thông một cách lý tưởng.
  2. Ba là tránh gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió bắc.

Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới, nóng ẩm và gió mùa. Trên thực tế, xây nhà ở hướng Nam có thể tránh được ánh nắng chói chang. Vừa tránh được ánh nắng mặt trời phía Đông trong mỗi buổi sáng vừa tránh ánh nắng mặt trời phía tây mỗi buổi chiều. Đồng thời tránh được gió nóng mùa hè và gió lạnh mùa đông. Trường hợp nhà khách hàng không có cách nào xây nhà hướng Nam, thì cần mở cửa sổ hoặc xây giếng trời ở hướng Nam để tăng thêm ánh sáng cho phòng ở.

Thông qua Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn Thông qua Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc vua chúa thường tọa Bắc, hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà làm việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.

Bên cạnh đó, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho giai đoạn mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân. Địa vị, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam.

Trên thực tế, phương vị hướng Nam không dễ tìm, vì thế có thể lấy hướng chính Nam làm cơ bản, hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây cũng không có trở ngại gì. Nếu căn hộ không có mặt hướng Nam, thì cần phải mở một vài cửa sổ tại hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng một vài cây ở hướng bắc để bù đắp.

Nếu phòng ở hướng Nam nhưng lại không hợp với mệnh của chủ nhà, thì có thể dùng gương bát quái để hóa giải, mặt khác có thể sử dụng nhiều hình thức bài trí nội thất trong nhà, đặc biệt là ở bếp và phòng ngủ để dung hòa, tạo sự tương tác hài hòa giữa hướng nhà và mệnh chủ nhà.

Nếu khách hàng thuộc đội ngũ tuổi hợp “Đông tứ trạch” và có được nhà hướng Nam, vừa hợp hướng vừa hợp môi trường phòng ở, thì thật là hoàn hảo.

Nhà đất 59 tổng hợp. Mọi bổ sung, đóng góp cho bài viết xin comment ở dưới. Xin cảm ơn

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Những điều cần biết, những chú ý, những điều nên tránh khi thiết kế cửa sắt, chấn song sắt, lồng sắt, cửa cuốn

Khi thiết kế, xây nhà ai ai cũng chú ý tới gia cố chống trộm và thường là có lớp cửa sắt hoặc chấn song sắt. Làm cửa sắt hoặc chấn song sắt là cần thiết nhưng những cái cửa đó có thể "hại" bạn khi xảy ra hỏa hoạn. Vì vậy, bạn luôn phải thiết kế lối thoát hiểm khi xảy ra cháy. Nó đơn giản chỉ là thay cửa sắt - chấn song sắt cố định bằng cửa sắt mở được, có khóa, nhất là cho các cửa sổ tiếp giáp bên ngoài. Hãy để chìa khóa đó vào 1 góc gần cửa sổ để khi cháy trong nhà, bạn không thoát được bằng đường trong nhà thì nhanh chóng mở khóa thoát ra cửa sổ. Ảnh dưới đây là một thiết kế sai lầm


Thiết kế lồng sắt mà không có cửa mở được là 1 sai lầm nghiêm trọng
Điều lưu ý nữa khi lắp cửa cuốn cho mặt tiền của ngôi nhà là nên để cửa phụ (làm kiểu cửa mở xoay bình thường) song song với cửa cuốn. Nghĩa là trong 1 số trường hợp cửa cuốn trục trặc (mất điện, lỗi điều khiển từ xa...) bạn vẫn chủ động ra vào nhà và quan trọng hơn khi gặp sự cố cháy nổ, có thể cửa cuốn không hoạt động vì bị cắt điện, bạn vẫn thoát được ra ngoài bằng cửa phụ.

Thiết kế cửa cuốn cho mặt tiền ngôi nhà nên chừa 1 cửa phụ


Nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố, đắt tiền nhưng vì thiếu hiểu biết mà không tính phương án thoát hiểm nên chủ nhà đã gặp rủi ro không đáng có



Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Văn phòng công chứng khu vực trung tâm Hà Đông

Môt số văn phòng công chứng khu vực trung tâm Hà Đông
1. Văn phòng công chứng Miền Bắc
****
Địa chỉ:
ĐT:
Hotline:
--------
2. Văn phòng công chứng Nhà nước số 7
****
Địa chỉ:
Điện thoại:
Hotline:
--------
3. Văn phòng công chứng Thành Đô
****
Địa chỉ: Số 26 dãy TT4 KĐT mới Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà đông, Hà nội
Điện thoại:
Hotline: