Tìm kiếm (căn hộ Goldsilk 2 phòng ngủ; 3 phòng ngủ)

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Tư vấn chọn mua căn hộ: bàn về chỗ đỗ xe ô tô của chung cư

Chỗ đỗ xe và dịch vụ trông giữ xe bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp... là tiện ích và dịch vụ không thể thiếu ở các tòa chung cư cao tầng.
Theo pháp luật hiện hành, chủ đầu tư chung cư có trách nhiệm thiết kế, xây dựng chỗ đỗ xe 2 bánh theo tiêu chuẩn 2 xe máy mỗi căn hộ. Chi phí chỗ đỗ xe này thường được tính vào giá thành căn hộ nên thường được coi là sở hữu chung của cư dân. Chỗ đỗ xe ô tô được hiểu là tiện ích gia tăng cho tòa nhà, chủ đầu tư được thiết kế, xây dựng số chỗ đỗ xe ô tô tùy nhu cầu địa phương (khi thiết kế) và định mức tối thiểu là 4 - 6 căn hộ chung 1 chỗ đỗ xe ô tô. Chỗ đỗ xe ô tô thường được chủ đầu tư dùng tiền của mình xây dựng nên không tính vào giá bán căn hộ và được coi là sở hữu riêng của chủ đầu tư.

Chính vì lẽ đó, khi ô tô ngày càng rẻ và thu nhập của tầng lớp trung lưu, của lớp trẻ - những người thường lựa chọn ở chung cư - ngày càng tăng thì số lượng ô tô cũng gia tăng chóng mặt, dẫn đến nhu cầu chỗ để ô tô ở chung cư cũng gia tăng đột biến. Tỷ lệ sở hữu ô tô ở các chung cư bình dân (giá giao dịch của căn hộ ở mức trung bình) là 2 căn hộ chung 1 chỗ để xe ô tô, ở các chung cư cao cấp (giá giao dịch của căn hộ ở mức khá cao) là mỗi căn hộ 1 chỗ để xe ô tô, thậm chí nhiều khu "nhà giàu" là 2 chỗ để xe ô tô cho mỗi căn hộ.

Khi xây dựng, chủ đầu tư đã thiết kế số lượng chỗ để ô tô là cố định, đến khi bàn giao đi vào sử dụng thì thường không thể "cơi nới" được. Số lượng chỗ để ô tô là bao nhiêu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là tài chính. Cần phải thấy phần diện tích dành làm chỗ để ô tô do chủ đầu tư bỏ tiền túi ra làm, nó không thu được ngay như bán căn hộ mà sẽ thu dần bằng tiền phí trông giữ xe sau này. Do đó ở các chung cư bình dân, chủ đầu tư thường giảm số chỗ để ô tô mức tối thiểu để tối thiểu hóa chi phí. Ở các chung cư cao cấp, chính vì cấc căn hộ được định giá cao hơn nên tiện ích số chỗ để ô tô cũng tăng lên tương xứng.

Vấn đề phát sinh khi chung cư đưa vào sử dụng, khi thiếu chỗ để ô tô, cư dân chịu rất nhiều bất tiện. Để tránh những bất tiện này thì mỗi người đi mua chung cư, nhất là chung cư còn đang xây dựng, hãy là người mua thông thái xem xét kỹ số lượng chỗ đỗ xe ô tô.
Nhiều dự án chung cư để dễ bán hàng, họ thường quảng cáo rùm beng như vị trí gần trường học, gần chợ,... rồi nhiều tiện ích như bể bơi, spa, gym,... và lấp liếm số lượng chỗ đỗ xe ô tô cụ thể là bao tầng, diện tích bao nhiêu thì không nói đến và người mua thường "ngã ngửa" khi nhận nhà. Trong khi đó, những dự án chung cư cao cấp thường công khai minh bạch số lượng chỗ đỗ xe ô tô ngay từ đầu và thường thể hiện trong hợp đồng mua bán nhà.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Tư vấn chọn mua căn hộ: bàn luận về số tầng

Không ít doanh nghiệp chủ động giảm giá 5-10% hoặc đặt tên tầng 12b, 14b để giảm nhẹ tâm lý kiêng kỵ con số "thập tam".

Tổng giám đốc Công ty tư vấn Nam Phát Nguyễn Mạc Hoài Nam cho biết tại TP HCM có khá nhiều chủ đầu tư chọn giải pháp giảm giá tầng 13 để kích thích khách hàng mua nhà. Tuy nhiên, phổ biến nhất là doanh nghiệp đặt thành tầng 12b, 14b để né con số bị cho là không may.

2 dự án điển hình mà ông từng biết là chung cư nằm trên đường Lê Văn Lương, thuộc quận 7 và chung cư ở xã Phú Xuân huyện Nhà Bè có mức giảm giá tầng 13 khoảng 5-10% giá trị căn hộ. Khách hàng biết rõ tầng 13 và tỏ ra ngần ngại con số này nhưng khi được giảm giá 40-50 triệu đồng một căn thì họ xuôi lòng. "Số tiền đó có thể giúp chủ nhà lắp đặt các trang thiết bị như salon, tủ lạnh, máy giặt, TV... nên đã kích thích sức mua, giúp chủ đầu tư dễ bán hàng hơn", ông Nam cho hay.

Khảo sát của VnExpress.net tại TP HCM, nhiều trường hợp các tòa nhà trên địa bàn TP HCM không hề xuất hiện con số 13 trong thứ tự các tầng. Chủ đầu tư đã tránh con số bị cho là kém may này thành tầng 12b, 14b. Một tòa nhà phức hợp cao cấp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 không có tầng 13 hay chung cư trên đường Nguyễn Trường Tộ, quận 4 thang máy chỉ ghi là tầng 12b.

Trong khi đó, một chủ đầu tư là ông trùm bất động sản tại khu Nam Sài Gòn chọn giải pháp nối tầng 12 và 13 thành căn hộ thông tầng nhằm tránh con số nhiều người kiêng kỵ. Để kích thích sức mua, doanh nghiệp chủ động giảm giá những căn thông tầng này (thường có diện tích lớn) đến 12% so với các căn hộ thông thường, tương đương giảm cả triệu đồng mỗi m2.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn, Đoàn Chí Thanh cho hay, dù chủ đầu tư có né con số 13 bằng thủ thuật nào đi chăng nữa, khách hàng vẫn biết điều này, vấn đề là họ có chấp nhận hay không mà thôi. Theo ông Thanh, không phải dự án chung cư nào cũng giảm giá hay đổi tên tầng 13. "Đây chỉ là quan niệm thuộc về tâm linh, có kiêng có lành do đó có người tin cũng có người không quan tâm lắm", ông Thanh nói.

Ngoài ra, ông Thanh cho biết thêm, theo quy định cấp số nhà cho chung cư cao tầng hiện nay, Phòng Tài nguyên môi trường các địa phương sẽ căn cứ vào thiết kế chi tiết và bản vẽ của tòa nhà để cấp số nhà theo thứ tự. Do đó, dù muốn hay không, trong giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ vẫn sẽ có trường hợp bắt buộc phải ghi số nhà có con số 13.

Tại Hà Nội, con số 13 bị nhiều người kiêng kỵ cũng khiến không ít chủ đầu tư buộc lòng giảm giá căn hộ ở tầng này. Chị Hoàng Chung, một môi giới tại khu vực Linh Đàm cho hay tại nhiều chung cư, giá căn hộ tầng 13 thường giảm hơn so với các tầng khác. Đơn cử, một dự án bình dân đang hút khách ở khu vực phía Nam Hà Nội, giá gốc chủ đầu tư đưa ra chỉ khoảng 15 triệu đồng mỗi mét vuông, thấp hơn 500.000 đồng so với các tầng khác. Giá chênh tại tầng này cũng khoảng 80 triệu, thay vì 120-140 triệu đồng so với các căn hộ khác.

Theo chị Chung, khách mua căn hộ cũng chia làm hai dạng. Trường hợp người mua để đầu tư khá dễ dãi, trong khi đó khách mua để ở cân nhắc rất kỹ. “Các căn hộ, tầng liên quan đến số 4 (tử), 7 (thất), và 13 thường khá kén đối với những người mua kỹ tính”, chị tiết lộ. Một số người thu nhập thấp, không mê tín vẫn lựa chọn căn hộ tầng 13, tuy nhiên số này không nhiều.

Tại một số dự án ở khu vực Linh Đàm, Ngụy Như Kon Tum, Mỹ Đình giá gốc chủ đầu tư đưa ra tại các căn tầng 13 thường thấp hơn khoảng 500.000 đến một triệu đồng. Mức chênh trên thị trường trao tay cũng giảm khoảng 40-70 triệu đồng mỗi căn, tùy vị trí. Để tránh tâm lý kiêng kỵ, chủ đầu tư thường chọn cách đánh số 12a, 12b thay vì để tầng 13. Hồ sơ thiết kế, kế hoạch bán dự án đều không nhắc gì đến căn hay tầng 13, con số bị cho là mang lại nhiều rủi ro.

Ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho rằng, do nhà là tài sản lớn nên người mua thường cân nhắc rất kỹ. Về bản chất các căn hộ ở tầng 13 không có gì quá khác biệt so với tầng 12 hay 14. Tuy nhiên, do tâm lý và quan niệm, chủ đầu tư cũng như khách hàng kiêng kị con số 13. Khách hàng thường chuộng những căn hộ được đánh số như 8-10-16-18-21-22. Tùy mỗi người sẽ chọn hướng căn hộ phù hợp với mệnh của mình.

“Số tầng phụ thuộc vào cách tính từ hầm b1, b2 hay tính từ cốt 0-0, bởi vậy tất cả chỉ là do quan niệm. Chất lượng công trình, uy tín chủ đầu tư mới là điều quan trọng khi mua nhà”, ông Hà nhận định.

Vũ Lê - Hoàng Lan (http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/meo-kinh-doanh-can-ho-tang-13-3074588.html)

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Những chú ý khi làm hợp đồng cho thuê nhà

 

1. Quy định mục đích sử dụng


Đa số các hợp đồng cho thuê nhà hiện nay đều có điều khoản quy định về mục đích sử dụng nhà của bên thuê. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú trọng, chỉ thỏa thuận chung chung khiến bên cho thuê không đạt được mục đích quản lý tài sản của mình.

Ví dụ, hợp đồng ghi mục đích thuê "để kinh doanh", vậy quá chung chung. Bởi nhiều ngành nghề kinh doanh mà bạn không muốn nó diễn ra trong căn nhà của mình. Bạn cần cụ thể, càng chi tiết càng tốt để người thuê hiểu không phải họ đã trả tiền thì muốn sử dụng vào "mục đích kinh doanh" căn nhà thế nào cũng được.

2. Giới hạn số lượng ở


Trong hợp đồng cần quy định giới hạn số lượng người có thể ở trong căn nhà cho thuê. Nếu không sẽ dẫn đến tăng lượng người sử dụng nhà làm tăng hao mòn tự nhiên tài sản.

3. Yêu cầu đặt cọc


Trên thực tế, bên cho thuê thường thu tiền thuê nhà theo kỳ và thu tiền vào đầu kỳ, thường là 6 tháng/kỳ. Khi đó, bên cho thuê có tâm lý yên tâm cầm đằng cán nên không lo lắng về việc thực hiện hợp đồng của bên cho thuê. Tuy nhiên rắc rối sẽ phát sinh khi đến hạn thanh toán nhưng bên thuê không chịu thanh toán và cũng không chịu bàn giao lại nhà cho bên cho thuê. Bên cho thuê buộc phải nhờ đến cơ quan pháp luật.

Do đây là tranh chấp dân sự, các cơ quan pháp luật không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải mất thời gian đôi khi là khá lâu. Lúc này khoản tiền đặt cọc sẽ có tác dụng giúp bên thuê bù đắp rủi ro trong thời gian này tranh chấp với bên thuê thay vì trông chờ vào khoản bồi thường hay chi trả của bên thuê theo phán quyết của tòa án.

4. Lập biên bản bàn giao chi tiết hiện trạng nhà


Với những căn nhà đắt tiền, nội thất sang trọng, việc này là vô cùng quan trọng. Việc lập biên bản bàn giao nhà với nội dung chi tiết về hiện trạng nhà, vật kiến trúc kèm theo sẽ giúp bên cho thuê tạo dựng được chứng cứ để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi bên thuê làm hư hỏng nhà hoặc làm thay đổi vật kiến trúc khi bàn giao nhà.

Trong trường hợp cần thiết bên thuê có thể mời thêm cơ quan thừa pháp lại để lập vi bằng về việc bàn giao nhà.

5. Thanh toán


Hiện nay pháp luật về ngoại hối nghiêm cấm việc thỏa thuận cho thuê nhà bằng ngoại hối, kể cả việc ghi giá bằng ngoại tệ và quy đổi sang Việt Nam đồng. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu, chưa kể đến trách nhiệm chịu phạt hành chính đối với nhà nước.

6. Tham khảo ý kiến luật sư


Đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị lớn thì đòi hòi tính chặt chẽ pháp lý, hạn chế rủi ro càng cao trong khi các bên chỉ biết đến những thỏa thuận mang tính chất cơ bản. Do vậy, trong những trường hợp này bên cho thuê nên chủ động tham khảo ý kiến của luật sư về nội dung hợp đồng, thậm chí là nhờ luật sư soạn thảo hợp đồng. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro hoặc chí ít cũng giúp bên cho thuê hiểu và nhìn thấy được các rủi ro.

Những loại thuế người cho thuê nhà phải nộp


Hiện pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản không yêu cầu cá nhân, hộ gia đình cho thuê nhà phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải đăng ký hộ kinh doanh và kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Việc kê khai và nộp thuế đầy đủ không những thực hiện nghĩa vụ của công dân mà còn giúp bên cho thuê nhà tránh những rủi ro đối với pháp luật từ hành vi trốn thuế.

Có 3 loại thuế mà người cho thuê nhà có thể phải nộp. Thứ nhất: thuế môn bài – đây là loại thuế phải nộp khi bên cho thuê nhà có mức doanh thu từ trên 100 triệu đồng trở lên, từ 100 đến 300 triệu đồng mức thuế là 300.000 đồng, từ trên 300 đến 500 triệu đồng mức thuế là 500.000 đồng, 500 triệu đồng mức thuế là một triệu đồng.

Tiếp theo là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hai loại thuế này cũng chỉ phải nộp nếu người cho thuê nhà có doanh thu từ trên 100 triệu đồng một năm với thuế suất cho cả hai sắc thuế này đều là 5% doanh thu tính thuế.

Luật sư Hoàng Văn Thạch
Giám đốc Công ty Luật Quang, Hà Nội


(Nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/nhung-cach-giup-han-che-rui-ro-khi-cho-thue-nha-3544184.htmI)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Có nên chọn hướng căn hộ, hướng nhà quay ra hướng nam?

Hướng nam được xem là hướng thịnh vượng nhất khi lựa chọn để làm nhà. Từ xưa, ông cha ta cho rằng bắc là âm, nam là dương, nơi có Phong Thủy tốt là âm dương phải hài hòa. Thời nguyên thủy, tổ tiên đã xây dựng thôn xóm tọa bắc hướng nam. Khảo cổ học phát hiện đa số nhiều nhà ở cổ đều có cửa chính hướng nam. Cho đến ngày nay, căn hộ tọa bắc hướng nam cũng là tối ưu để chọn mua.


Tại sao chọn hướng Nam?
  1. Một là ánh sáng tốt vào. “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam, ánh sáng trong nhà rất tốt. Căn hộ tọa bắc hướng nam lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè.
  1. Hai là sự thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam sẽ khiến không khí căn hộ được lưu thông một cách lý tưởng.
  2. Ba là tránh gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió bắc.

Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới, nóng ẩm và gió mùa. Trên thực tế, xây nhà ở hướng Nam có thể tránh được ánh nắng chói chang. Vừa tránh được ánh nắng mặt trời phía Đông trong mỗi buổi sáng vừa tránh ánh nắng mặt trời phía tây mỗi buổi chiều. Đồng thời tránh được gió nóng mùa hè và gió lạnh mùa đông. Trường hợp nhà khách hàng không có cách nào xây nhà hướng Nam, thì cần mở cửa sổ hoặc xây giếng trời ở hướng Nam để tăng thêm ánh sáng cho phòng ở.

Thông qua Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn Thông qua Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc vua chúa thường tọa Bắc, hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà làm việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.

Bên cạnh đó, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, cũng chính là hướng tượng trưng cho giai đoạn mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh của bản thân. Địa vị, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam.

Trên thực tế, phương vị hướng Nam không dễ tìm, vì thế có thể lấy hướng chính Nam làm cơ bản, hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây cũng không có trở ngại gì. Nếu căn hộ không có mặt hướng Nam, thì cần phải mở một vài cửa sổ tại hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, khí ấm, hoặc trồng một vài cây ở hướng bắc để bù đắp.

Nếu phòng ở hướng Nam nhưng lại không hợp với mệnh của chủ nhà, thì có thể dùng gương bát quái để hóa giải, mặt khác có thể sử dụng nhiều hình thức bài trí nội thất trong nhà, đặc biệt là ở bếp và phòng ngủ để dung hòa, tạo sự tương tác hài hòa giữa hướng nhà và mệnh chủ nhà.

Nếu khách hàng thuộc đội ngũ tuổi hợp “Đông tứ trạch” và có được nhà hướng Nam, vừa hợp hướng vừa hợp môi trường phòng ở, thì thật là hoàn hảo.

Nhà đất 59 tổng hợp. Mọi bổ sung, đóng góp cho bài viết xin comment ở dưới. Xin cảm ơn

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Những điều cần biết, những chú ý, những điều nên tránh khi thiết kế cửa sắt, chấn song sắt, lồng sắt, cửa cuốn

Khi thiết kế, xây nhà ai ai cũng chú ý tới gia cố chống trộm và thường là có lớp cửa sắt hoặc chấn song sắt. Làm cửa sắt hoặc chấn song sắt là cần thiết nhưng những cái cửa đó có thể "hại" bạn khi xảy ra hỏa hoạn. Vì vậy, bạn luôn phải thiết kế lối thoát hiểm khi xảy ra cháy. Nó đơn giản chỉ là thay cửa sắt - chấn song sắt cố định bằng cửa sắt mở được, có khóa, nhất là cho các cửa sổ tiếp giáp bên ngoài. Hãy để chìa khóa đó vào 1 góc gần cửa sổ để khi cháy trong nhà, bạn không thoát được bằng đường trong nhà thì nhanh chóng mở khóa thoát ra cửa sổ. Ảnh dưới đây là một thiết kế sai lầm


Thiết kế lồng sắt mà không có cửa mở được là 1 sai lầm nghiêm trọng
Điều lưu ý nữa khi lắp cửa cuốn cho mặt tiền của ngôi nhà là nên để cửa phụ (làm kiểu cửa mở xoay bình thường) song song với cửa cuốn. Nghĩa là trong 1 số trường hợp cửa cuốn trục trặc (mất điện, lỗi điều khiển từ xa...) bạn vẫn chủ động ra vào nhà và quan trọng hơn khi gặp sự cố cháy nổ, có thể cửa cuốn không hoạt động vì bị cắt điện, bạn vẫn thoát được ra ngoài bằng cửa phụ.

Thiết kế cửa cuốn cho mặt tiền ngôi nhà nên chừa 1 cửa phụ


Nhiều ngôi nhà xây dựng kiên cố, đắt tiền nhưng vì thiếu hiểu biết mà không tính phương án thoát hiểm nên chủ nhà đã gặp rủi ro không đáng có



Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Văn phòng công chứng khu vực trung tâm Hà Đông

Môt số văn phòng công chứng khu vực trung tâm Hà Đông
1. Văn phòng công chứng Miền Bắc
****
Địa chỉ:
ĐT:
Hotline:
--------
2. Văn phòng công chứng Nhà nước số 7
****
Địa chỉ:
Điện thoại:
Hotline:
--------
3. Văn phòng công chứng Thành Đô
****
Địa chỉ: Số 26 dãy TT4 KĐT mới Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà đông, Hà nội
Điện thoại:
Hotline: